8 Nguyên tắc trong quản lý và lãnh đạo của Jack Ma

posted in: EBOOK | 0

Những lời khuyên sâu sắc của Jack Ma cho các nhà khởi nghiệp trẻ

Nguyên tắc 1: Đem lại thu nhập cho nhân viên đủ nuôi gia đình

Nguyên tắc 2: Dạy nhân viên cách suy nghĩ và cách làm việc

Nguyên tắc 3: Kích thích chí cầu tiến của nhân viên, giúp họ đặt ra mục tiêu cho bản thân

Nguyên tắc 4: Đưa giải trí vào công việc

Nguyên tắc 5: Cho đội nhóm biết làm việc phải thực tế, chắc chắn không được đi tắt, khôn vặt

Nguyên tắc 6: Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên

Nguyên tắc 7: Khen ngợi tinh thần

Nguyên tắc 8: Hiểu rõ sự vận hành của vũ trụ, vui vẻ tận hưởng cuộc sống

NGUYÊN TẮC 1: ĐEM LẠI THU NHẬP CHO NHÂN VIÊN ĐỦ NUÔI GIA ĐÌNH

  1. CƠ CHẾ PHÁT TÀI: ĐEM LẠI CHO NHÂN VIÊN THU NHẬP ĐỦ NUÔI GIA ĐÌNH
  2. Khi lương cao nhất là chi phí thấp nhất

2.Hai cơ chế

-Cơ chế yên tâm: Thỏa mãn nhu cầu vật chất cơ bản của nhân viên, giải quyết lo lắng của họ để họ yên tâm, không tìm công việc khác

– Cơ chế suy tính: Để một bộ phận nhân viên giàu lên trước, biến những nhân viên nòng cốt trở thành ông chủ nhỏ, họ sẽ không còn tâm tư tìm việc mà là khởi nghiệp

  1. PHÂN CHIA CÔNG BẰNG TÀI SẢN CÔNG TY CÓ ĐƯỢC SAU KHI LỚN MẠNH
  2. Cơ chế phân phối tăng

– Hoàn cảnh: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không tăng trưởng

=> Xác lập 1 hạn mức nhất định, chia cho nhân viên 1 phần lợi ích vượt theo tỷ lệ nhất định

  1. Cơ chế phân phối giảm

-Hoàn cảnh: Chi phí vận hành doanh nghiệp cao, mọi người ai cũng để ý đến lợi ích của bản thân

=> Đào thải người yếu kém

  1. Cơ chế phân phối xổ số

– Hoàn cảnh: Nhân viên giỏi không được đãi ngộ xứng đáng, không có cảm giác ưu tú

=> Đặt ra tiêu chuẩn => Thưởng cho người đạt được tiêu chuẩn, mỗi tháng đều có đánh giá và thưởng lớn cho nhân viên giỏi nhất

  1. Cơ chế phân phối thế chấp

-Hoàn cảnh: Nhân viên giỏi có khả năng nhảy việc trước khi có thể độc lập đảm đương công việc hoặc trước khi được trọng dụng

=>Cấp nhà xe cho nhân viên cấp bậc cao, chỉ cần làm việc đủ cho công ty thời hạn 5-10 năm thì công ty sẽ chuyển quyền sở hữu nhà, xe cho họ

– Khi nhân viên làm việc cho công ty một thời gian nhất định, đồng thời có thể giải quyết công việc 1 cách độc lập => Có thể chia cổ phần cho nhân viên

III. XÂY DỰNG SỰ NGHIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI GÓP VỐN, ĐỂ NHÂN VIÊN KHÔNG CÓ CẢM GIÁC ĐI LÀM THUÊ

– Tác dụng của chế độ người góp vốn: 

+ Có thể tăng năng lực thực hiện của tổ chức

+ Tăng rõ rệt mức độ trung thành của nhân viên

+ Tăng mạnh lợi nhuận của doanh nghiệp

+ Chế độ vừa giúp nhân viên có lợi, vừa giúp doanh nghiệp có lợi

  1. QUẢN LÝ THÌ ĐỪNG SỢ NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC, LOẠI BỎ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐỦ NĂNG LỰC

– Biểu hiện của nhân viên có năng lực:

  1. Họ có thể thực hiện được yêu cầu cơ bản của công việc, tạo thành tích cơ bản nhất
  2. Họ có thể tạo ra lợi ích của cty, đem lại lợi nhuận cao
  3. Họ có thể bù đắp thiếu sót cho lãnh đạo, trở thành cánh tay đắc lực cho lãnh đạo
  4. Họ có thể chủ động tìm cách giải quyết vấn đề cho dù có gặp khó khăn như thế nào đi nữa
  5. Họ có thể chấp hành nhiệm vụ từ lãnh đạo một cách toàn diện
  6. Họ có trách nhiệm và trung thành tuyệt đối với doanh nghiệp

– Ngoài những biểu hiện trên, nhân viên có năng lực họ còn có một vài đặc điểm chung sau:

  1. Mức độ trung thành cao
  2. Cực kỳ kính nghiệp (Việc của cty coi như việc của mình)
  3. Thái độ tích cực
  4. Dám chịu trách nhiệm
  5. Làm việc năng suất
  6. Hiệu quả
  7. Giao tiếp tốt
  8. Ý thức tập thể
  9. Ý thức chi phí
  10. Luôn biết ơn

NGUYÊN TẮC 2: DẠY NHÂN VIÊN CÁCH SUY NGHĨ VÀ CÁCH LÀM VIỆC

  1. TỰ MÌNH LÀM GƯƠNG, PHÁT HUY TÁC DỤNG DẪN DẮT CỦA LÃNH ĐẠO
  2. Làm tốt vai trò con chim đầu đàn

– Đối với đội ngũ thì người lãnh đạo chính là con chim đầu đàn, nhân viên là những con chim theo sau, tầm mắt của họ luôn nhìn con chim đầu đàn. Tích cực làm gương, dẫn dắt nhân viên tới trạng thái làm việc tốt nhất, dẫn họ tới cảnh giới họ chưa từng tới.

  1. Làm tấm gương tốt cho nhân viên

– Yêu cầu nhân viên làm tốt thì trước tiên mình phải làm tốt, muốn nhân viên có thái độ như thế nào với công việc thì trước tiên phải có thái độ đó với công việc của mình

  1. Đặt ra mục tiêu mà mọi người đều có thể cố gắng
  2. Tất cả đều bình đẳng trước những quy định
  3. KHẢ NĂNG THỰC THI: NGAY LÚC NÀY, NGAY TỨC THÌ, NGAY LẬP TỨC
  4. Giao nhiệm vụ hợp lý
  5. Kịp thời phát hiện điểm yếu và nút thắt cổ chai trong quá trình thực thi

– Quy luật thùng gỗ: lượng nước mà thùng gỗ chứa được không phụ thuộc vào những thanh gỗ dài, mà phụ thuộc vào thanh gỗ ngắn nhất. Vì thế muốn thùng gỗ chứa được nhiều nước hơn thì phải nghĩ cách tăng độ dài của thanh gỗ ngắn nhất đó.

  1. Sự kết nối giữa các thành viên thông suốt thì quy trình sẽ trơn tru
  2. Bồi dưỡng khả năng thực thi cho nhân viên
  3. Luôn suy nghĩ về vấn đề thực thi từ chính bản thân mình

III. ĐƠN GIẢN HÓA, BIẾN VIỆC DƯỜNG NHƯ KHÔNG THỂ THÀNH CÓ THỂ

  1. Quản lý giản đơn
  2. Tiêu chuẩn hóa công việc
  3. Quy trình thực hiện gọn nhẹ
  4. Phối hợp trao đổi cũng cần đơn giản dễ hiểu
  5. CHÚ TRỌNG TIỂU TIẾT TRONG CÔNG VIỆC
  6. Tiểu tiết xuất phát từ sự dụng tâm
  7. Hiểu rõ mối quan hệ giữa quyết sách và tiểu tiết

– Quyết sách hoành tráng là tiền đề lớn, là yếu tố bao quát toàn cục, còn tiểu tiết là những chỉ tiêu chiến lược được thực hiện 1 cách cụ thể

  1. Truyền tải tinh thần làm việc chú trọng tiểu tiết
  2. Chú ý tiểu tiết trong công việc hằng ngày

– Tại sao lại làm? (mục tiêu rõ ràng)

– Làm gì? (đồng thời chỉ rõ cần làm gì)

– Làm thế nào? (xác định trình tự, tiêu chuẩn)

– Ai làm? (người chịu trách nhiệm)

– Khi nào làm? (thời gian biểu làm việc)

– Làm ở đâu? (nơi làm việc)

V.LÀM VIỆC ĐÚNG ĐẮN TRƯỚC RỒI MỚI LÀM VIỆC MỘT CÁCH CHÍNH XÁC

– Nếu làm việc đúng đắn, cho dù trong quá trình thực hiện có sai lệch thì kết quả cũng không trái ngược; nhưng nếu làm việc sai lầm ngay từ đầu, khi thực hiện càng hoàn hảo thì càng gây hại lớn cho doanh nghiệp

  1. Nâng cao hiệu xuất làm việc, quản lý tốt thời gian
  2. Vạch ra thứ tự ưu tiên trong ngành

– Ưu tiên làm việc quan trọng chứ không phải là việc gấp

  1. Xác định rõ tầm quan trọng và mức độ cấp bách của mọi việc
  2. ĐỘI NHÓM CHUYÊN NGHIỆP HÓA: RÈN CHO NHÂN VIÊN THÓI QUEN LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP
  3. Lãnh đạo chuyên nghiệp

– Được đào tạo bài bản, hành động chuẩn mực

– Đối đãi với công việc bằng lý trí

– Thể hiện được tố chất chuyên nghiệp trong những điều nhỏ nhặt

– Hành động chừng mực, ý thức vượt thời đại

– Cá tính phát triển phù hợp với yêu cầu của tập thể

– Tại thời gian và địa điểm thích hợp, làm việc theo phương pháp thích hợp

– Thực hiện tiêu chuẩn hóa, chuẩn mực hóa, quy chế hóa của kỹ năng nghề nghiệp

  1. Nhân viên chuyên nghiệp
  2. Dựa vào “pháp quyền” chứ không phải “nhân quyền”

– Sự quản lý chuyên nghiệp cần phải dựa vào trình tự, nguyên tắc, chứ không phải hứng thú hay cảm tình

NGUYÊN TẮC 3: KÍCH THÍCH CHÍ CẦU TIẾN CỦA NHÂN VIÊN, GIÚP HỌ ĐẶT RA MỤC TIÊU CHO BẢN THÂN

  1. NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI LÀ NGƯỜI THẦY XÂY DỰNG ƯỚC MƠ
  2. Biết cách tách nhỏ viễn cảnh của doanh nghiệp

– Căn cứ vào tầng lớp trong nội bộ tổ chức, chia nhỏ viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp và khiến nó đi vào từng công việc cụ thể của nhân viên 1 cách hài hòa

– Chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn, để nhân viên cảm nhận được tính khả thi, nhìn thấy hy vọng đạt được mục tiêu

– Tìm được điểm tựa cho viễn cảnh tương lai, cụ thể hóa viễn cảnh của doanh nghiệp thành viễn cảnh của đội nhóm

  1. Xây dựng viễn cảnh tương lai

B1. Tưởng tượng tập trung tất cả các thành viên lại, tạo không khí thoải mái, cởi mở, không gian tưởng tượng cho họ

B2: Phác họa chân thực, dẫn dắt các thành viên đưa những từ chủ đề đó vào tình hình cụ thể của bản thân

B3: Lặp lại

B4: Thực hiện

B5: Kiểm điểm. Căn cứ vào viễn cảnh đã hình thành xây dựng mục tiêu ngắn hạn và những hành động quan trọng liên quan, xác định rõ trách nhiệm của mỗi người, đồng thời tiến hành suy nghĩ lại xem có thể hiện mong muốn cơ bản của các thành viên hay không

  1. Đưa ước mơ của cá nhân vào viễn cảnh tương lai của tập thể
  2. GẮN MÁC ĐỂ CẤP DƯỚI NHIỆT TÌNH
  3. Truyền đạt ý nghĩa sâu xa của công việc tới nhân viên
  4. Kích thích nhiệt huyết của nhân viên với công việc
  5. Kích thích tinh thần chủ nhân của nhân viên

III. LOẠI BỎ CẢM XÚC TIÊU CỰC CẢN TRỞ NHIỆT HUYẾT CỦA NHÂN VIÊN

– Những vấn đề ăn mòn sự nhiệt tình của nhân viên:

+ Cảm xúc tiêu cực

+ Lười nhác

+ Thích than vãn

+ Thiếu cảm giác tự hào về thành tựu trong công việc

+ Sự mệt mỏi mang tính nghề nghiệp

Cách để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực:

  1. Cần biết cách khống chế cảm xúc
  2. Đấu tranh với sự trì hoãn
  3. Rèn cho nhân viên thói quen lập tức hành động
  4. Chữa bệnh lười
  5. Những việc đơn giản, lặp đi lặp lại cũng phải làm nghiêm túc
  6. XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐÀO THẢI, TUYÊN TRUYỀN Ý THỨC VỀ NGUY CƠ

– Mục đích: Để nhân viên cảm thấy áp lực, thoát khỏi phạm vi an toàn, mang ý thức về nguy cơ, có lợi cho quá trình trưởng thành của cá nhân

  1. Quản lý với áp lực
  2. Vòng tuần hoàn áp lực và động lực
  3. Tạo ý thức về nguy cơ cho nhân viên
  4. Chỉ áp lực là chưa đủ, thưởng phạt song hành

– Câu chuyện con lừa và củ cà rốt. Cà rốt là thu nhập, còn cây gậy là áp lực

V.TRAO ĐỔI CHẤT: SỰ THAY ĐỔI NHÂN VIÊN THƯỜNG XUYÊN KHÔNG THỂ THIẾU

  1. Thay đổi thành viên thường xuyên là việc bắt buộc
  2. Tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh
  3. Bồi dưỡng người kế nhiệm

NGUYÊN TẮC 4: ĐƯA GIẢI TRÍ VÀO CÔNG VIỆC

  1. CÁI CHÚNG TA THIẾU KHÔNG PHẢI LÀ TIỀN MÀ LÀ TÌNH YÊU
  2. Không được dung túng người không đủ năng lực
  3. Không được nuông chiều nhân viên thành như nhược
  4. Quản lý nghiêm khắc không phải lạnh lùng vô tình
  5. Nghiêm khắc hay thoải mái đều phải vừa độ
  6. CHỈ DẪN VÀ KHÍCH LỆ: ĐỂ NHÂN VIÊN CẢM THẤY VUI VẺ KHI THUỘC VỀ ĐỘI NHÓM
  7. Nhân viên cần được chỉ dẫn

– Họ cần hoàn thành những công việc gì (nhiệm vụ)

– Họ phải hoàn thành công việc bằng cách nào (kỹ năng công việc)

– Họ làm thế nào để hòa nhập với môi trường làm việc mới (ý thức tập thể)

– Làm thế nào để họ có cảm giác thuộc về công ty (mức độ trung thành)

  1. Bớt 1 chút phê bình, thêm 1 chút khích lệ
  2. Khống chế tốt cảm xúc

III. HIỂU VÀ HỌC CÁCH LÀM MỘT QUẢN LÝ HÒA ĐỒNG

  1. Nâng cao sự thân thiện
  2. Ai cũng thích quản lý tươi cười
  3. Tạo sức sống cho bản thân
  4. Đối xử bình đẳng với nhân viên
  5. AI CŨNG CÓ TÀI NĂNG ĐỂ PHÁT HUY
  6. Tạo cơ chế dùng đúng người, đúng việc

– Thứ nhất: Xây dựng chế độ nhận biết và phân loại tài năng, để đúng người đi làm đúng việc

– Thứ hai: Xây dựng chế độ tuyển chọn nhân tài công bằng, chính trực, công khai

– Thứ ba: thông qua các quy trình như học tập, chức vụ, phụ trách hạng mục tạm thời để khảo sát nhân tài

  1. Ba bước dùng đúng người, đúng việc

Thứ nhất: Phân tích vị trí làm việc

+Tên gọi công việc dùng từ ngữ đơn giản chính xác khái quát nhiệm vụ công việc

+Phân tích nhiệm vụ của chức vụ, chính là điều tra, nghiên cứu tính chất, nội dung, hình thức công việc, trình tự, phương pháp

+Phân tích trách nhiệm của chức vụ, bao gồm phân tích phạm vi nhiệm vụ công việc, mức độ trách nhiệm, tầm quan trọng

+ Phân tích mối quan hệ của chức vụ, chính là phân tích mối quan hệ hợp tác giữa các chức vụ có liên quan

+ Phân tích môi trường làm việc

+ Phân tích các yếu tố kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thể lức mà chức vụ đó yêu cầu

– Thứ hai: Phân tích tố chất tài năng và năng lực đảm nhận công việc

– Thứ ba: Tiến hành giao việc

  1. Để tài năng mỗi người được phát huy
  2. LÀM TỐT CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CHO NHÂN VIÊN
  3. Nhận biết nút thắt nhân viên dễ xuất hiện vấn đề tâm lý
  4. Phân tích tâm lý tiêu cực của nhân viên
  5. Bồi dưỡng nhân viên khả năng quản lý áp lực tâm lý
  6. Dựa vào công cụ tâm lý chuyên nghiệp
  7. QUẢN LÝ CẢM XÚC: TÔI LẤY TẤM LÒNG ĐỔI LẤY VẦNG TRĂNG SÁNG
  8. Mẹo nhỏ thể hiện sự quan tâm

– Thứ nhất: Làm bạn trước rồi mới làm cấp trên

– Thứ hai: Cho nahan viên biết sự kỳ vọng của bạn vào họ

– Thứ ba: Biểu dương nhân viên công khai

– Thứ tư: Quan tâm nhiều hơn về trạng thái cá nhân của nhân viên

– Thứ năm: Nói chuyện với nhân viên về thành tích của họ

  1. Hãy chân thành, chu đáo, rộng lượng
  2. Tăng cường sức ảnh hưởng nội tại của lãnh đạo
  3. Quản lý tình cảm nhưng không thể gạt kỷ luật, quy chế của tổ chức sang một bên

VII. XÂY DỰNG TẬP THỂ HẠNH PHÚC, TẠO NƠI GỬI GẮM TINH THẦN CHO NHÂN VIÊN
1. Cần đứng ở góc độ nhân viên, để suy nghĩ những điều họ nghĩ, lo những điều họ lo, cần để họ cảm nhận được rằng mọi suy nghĩ, cách làm của doanh nghiệp đều không phải là hình thức,đều có thể đem lại hiệu quả thiết thực

  1. Cần phải kiện toàn mọi cách thưc quản lý, phải công bằng, không được coi trọng người này, bỏ người kia
  2. Cần phân tích cá nhân, đặc điểm của nhân viên, nhu cầu cụ thể của họ về hạnh phúc, không được dùng 1 phương pháp cho mọi vấn đề
  3. Những phương pháp để nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân viên cần được thực hiện liên tục, không thể hôm nay quy chế này, mai quy chế khác

NGUYÊN TẮC 5: CHO ĐỘI NHÓM BIẾT LÀM VIỆC PHẢI THỰC TẾ, CHẮC CHẮN KHÔNG ĐƯỢC ĐI TẮT, KHÔN VẶT

  1. I. DỰA VÀO KỸ NĂNG CỦA LÃNH ĐẠO, BỒI DƯỠNG TINH THẦN TRÁCH NHIỆM NHÂN VIÊN
  2. Người phụ trách phải chịu trách nhiệm
  3. Sử dụng hiệu quả phương pháp quản lý trách nhiệm

Trước khi nhận nhiệm vụ phải trả lời được 8 câu hỏi sau:

– Nhiệm vụ là gì

– Tại sao lại làm

– Ai làm

– Bắt đầu từ đâu

– Khi nào hoàn thành công việc

– Hoàn thành công việc bằng cách nào

– Cần ngân sách bao nhiêu

– Làm tới mức độ nào

  1. Bồi dưỡng nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
  2. HỌC CÁCH SUY NGHĨ CÓ TRÁCH NHIỆM, CÓ HỆ THỐNG
  3. Tư duy tổng thể
  4. Tư duy động
  5. Tư duy bản chất

III. ĐỂ NHÂN VIÊN THAM DỰ HOÀN TOÀN VÀO CÔNG VIỆC

  1. Để nhân viên tham gia quyết sách
  2. Để nhân viên tham gia quản lý
  3. Xây dựng vòng chất lượng
  4. BỒI DƯỠNG NHÂN VIÊN KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG ĐẢ KÍCH
  5. Nâng cao sức chịu đựng tâm lý
  6. Nâng cao khả năng kiểm soát
  7. Dũng cảm vượt lên chính mình
  8. BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG TỰ QUẢN LÝ CHO NHÂN VIÊN

NGUYÊN TẮC 6: TẠO CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CHO NHÂN VIÊN

  1. THĂNG TIẾN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NHÂN VIÊN TRỞ THÀNH QUẢN LÝ
  2. MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ CON ĐƯỜNG THĂNG TIẾN RIÊNG
  3. Tạo cơ chế nhiều con đường thăng tiến cho nhân viên
  4. Đãi ngộ kỹ thuật phải tương đương vị trí quản lý

III. NĂNG LỰC ĐẢM ĐƯƠNG CÔNG VIỆC: TÌM KIẾM NHÂN VIÊN CÓ THỂ GÁNH VÁC TRỌNG TRÁCH

  1. ỦY QUYỀN ĐÚNG NGƯỜI ĐÚNG VIỆC, KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA CẤP DƯỚI
  2. Bốn bước trao quyền thành công

B1: Phân chia trách nhiệm

– B2: Trao quyền lực

– B3: Kiểm tra và giám sát

– B4: Chấm dứt và đánh giá

  1. Những điều cần chú ý khi trao quyền

Không trao quyền hoặc trao quyền giả

– Trao quyền cho người không thích hợp

– Trao quyền quá lớn, nguy hại cực lớn

  1. ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN ĐẦU TƯ THU LỢI BỀN VỮNG
  2. Tránh xa những sai lầm trong đào tạo
  3. Xây dựng hệ thống đào tạo chuẩn mực
  4. Đào tạo tam hóa: Điểm hóa, tiêu hóa, chuyển hóa
  5. LÀM TỐT KẾ HOẠCH SỰ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN

NGUYÊN TẮC 7: KHEN NGỢI TINH THẦN

  1. BIẾT KHÍCH LỆ MỚI CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG
  2. Cố gắng để bồi dưỡng nhân viên
  3. Biết lắng nghe tiếng lòng của nhân viên
  4. Dừng sự khích lệ giúp nhân viên trưởng thành
  5. NHÀ QUẢN TRỊ BIẾT DỤNG ĐÒN BẨY KHÍCH LỆ
  6. Nhân viên cần bạn công nhận việc họ làm
  7. Dùng cách khích lệ mục tiêu 1 cách khéo léo
  8. Tiền đề dùng đòn bẩy khích lệ

III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHÍCH LỆ THÔNG THƯỜNG NHÀ QUẢN LÝ CÓ THỂ SỬ DỤNG

  1. Biết cách nâng nhân viên lên
  2. Hướng dẫn 1 kèm 1
  3. Tổ chức nhiều hoạt động tập thể
  4. Dẫn dắt tác dụng hơn bắt buộc
  5. PHÊ BÌNH CŨNG CÓ TÁC DỤNG KHÍCH LỆ
  6. Các bước phản ứng với nhân viên phạm lỗi

Thứ nhất cần làm rõ chân tướng sự việc, không được phản ứng ngay

– Thứ 2 không được kích động

– Thứ 3 nếu không phải vì nguyên tắc đặc việt thì phải xác nhận lại việc được nghe, nên có câu hỏi về phương diện có lợi cho nhân viên trước

– Thứ 4 nói chuyện trực tiếp với nhân viên phạm lỗi, cho người đó biết việc mà bạn được nghe rồi cho họ cơ hội giải thích 

– Thứ 5 nếu thực sự cần thiết thì tìm nhiều chứng cứ hơn

  1. Phê bình 1 cách bài bản

– Phải có căn cứ

– Phải thật bình tĩnh

– Phê bình những việc đáng phê bình, đừng bới lông tìm vết

– Mỗi lần phê bình 1 việc, không nhắc đi nhắc lại

– Cho đối phương chuẩn bị tâm lý, đừng tấn công đột ngột

– Phải thực sự cầu thị, đừng phủ định tất cả

– Phê bình trược tiếp, không phê bình trước nhiều người

– Phê bình phải thẳng thắn, không vòng vo

– Phải dùng lý lẽ để khiến người khác phục, chứ không dùng quyền để áp bức

– Đừng phê bình xong là xong, cần phải giám sát nhân viên sửa đổi

  1. NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI BIẾT KỂ CHUYỆN
  2. Năm yếu tố của câu chuyện

– Thứ nhất: tình tiết rõ ràng

– Thứ hai: Hoàn cảnh thích hợp

– Thứ 3 có nhân vật mô phỏng tương tự

– Thứ 4 mang một chút tính kịch

– Thứ 5 có giá trị học tập cao

  1. Làm thế nào để kể 1 chuyện hay

– Thứ nhất: đừng dùng những khái niệm mơ hồ

– Thứ hai: đừng dùng những câu chuyện mang tính giải thích

– Thứ 3 đừng mở đầu bằng sự khiêm tốn

– Thứ 4 trước khi kể chuyện cần chú ý đến ngữ điệu và tốc độ kể chuyện của câu đầu tiên

– Thứ 5 kể 1 câu chuyện hoặc tác dụng tâm lý, tốt nhất dùng dự thật để làm ví dụ đối lập

– Thứ 6 vào chủ đề chính nhanh chóng

– Thứ 7 tránh dùng những từ ngữ mang tính trừu tượng

NGUYÊN TẮC 8: HIỂU RÕ SỰ VẬN HÀNH CỦA VŨ TRỤ, VUI VẺ TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG

  1. QUẢN LÝ CON NGƯỜI VÀ LÀM VIỆC THEO QUY CHẾ
  2. ĐẶT RA CHẾ ĐỘ HỢP LÝ
  3. ĐẢM BẢO MỆNH LỆNH ĐƯA RA PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN
  4. Dựa vào nguyên tắc lò lửa nóng để thực hiện quy chế
  5. TRỞ THÀNH LÃNH TỤ TINH THẦN CỦA ĐỘI NHÓM
  6. Chức trách của nhà lãnh đạo là khiến đội nhóm đồng lòng hơn

Đặc điểm của đội nhóm đồng lòng: 

– Trong nhóm có nhiều cách trao đổi, trao đổi thường xuyên và thuận lợi

– Ý thức đóng góp, tham gia của các thành viên khá cao, quan hệ giao tiếp hài hòa

– Các thành viên có cảm giác thuộc về tập thể mạnh mẽ

– Các thành viên quan tâm, tôn trọng lẫn nhau

– Các thành viên có tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp cao

– Đội nhóm tạo điều kiện cho các thành viên trưởng thành

  1. Khắc chế kẻ địch tinh thần của đội nhóm

III.  TƯ DUY TRÁI CHIỀU, SUY NGHĨ TRÊN CƯƠNG VỊ CỦA NGƯỜI KHÁC

  1. Đồng cảm, cốt lõi của suy nghĩ theo góc độ người khác
  2. Vượt lên bản thân, tư duy 1 cách sáng tạo
  3. Trong đầu là toàn cảnh cục diện
  4. NIỀM TIN CỐ GẮNG TỚI CÙNG SẼ CÓ CƠ HỘI
  5. Để người khác hiểu được niềm tin của bạn
  6. Tràn đầy hy vọng reo mầm hy vọng
  7. Giữ vững tâm thái lạc quan tích cực
  8. Tuân thủ nguyên tắc bắt đầu bằng mục tiêu cuối cùng
  9. SỰ BAO DUNG: THỂ TRỌNG NHỎ NHƯNG TẤM LÒNG LỚN
  10. Khoáng đạt, độ lượng
  11. Khoan dung
  12. Biết cách đánh giá cao người khác
  13. Khoan dung có chừng mực
  14. ĐẠO LÝ MÀU XÁM VÀ SỰ TRUNG DUNG

Comments

comments

Hãy like và chia sẻ bài viết hữu ích này:
fb-share-icon